Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2008

NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUỒN LỰC KINH TẾ1) Khái niệm về nguồn lực kinh tế:
Nguồn lực kinh tế là tổng thể các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, vốn, khoa học công nghệ có thể huy động trước mắt và lâu dài cho hoạt động kinh tế.
Để tiến hành hoạt động kinh tế, lao động của con người phải sử dụng nhiều điều kiện vật chất kỹ thuật. Các điều kiện đó rất đa dạng, biến đổi và phát triển tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Đó là những điều kiện chung, phổ biến cho các hoạt động kinh tế của mọi quốc gia. Để gọi chung tất cả các điều kiện đó, trong kinh tế sử dụng phạm trù nguồn lực.
Mặc dầu các nguồn lực này có nguồn gốc khác nhau, không giống nhau chẳng hạn, tài nguyên thiên nhiên được hình thành một cách khách quan do tự nhiên ban tặng, nguồn lao động gắn với bản thân con người, vốn và khoa học công nghệ do con người sáng tạo ra.nhưng các nguồn lực này đóng vai trò quan trọng trong quả trình tạo đầu vào để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trong quá trình phát triển kinh tế.
2) Vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế:









Cho dù quá trình hoạt động kinh tế ở mức sơ khai nhất cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa lao động của con người với sử dụng các điều kiện vật chất. Lúc đầu hoạt động của con người chỉ dừng lại ở lĩnh vực nông nghiệp gắn với sử dụng đất đai và khai thác tài nguyên. Dần dần công cụ và phương pháp hoạt động càng hoàn thiện. Để tiến hành kinh doanh cần có vốn để mua sắm tư liệu sản xuất, thuê mướn lao động. Và quá trình nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các công cụ và phương pháp mới lại đòi hỏi phải nâng cao chất lượng lao động ... ngày nay để thực hiện các hoạt động kinh tế các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị đều sử dụng 4 nguồn lực kinh tế trên.
- Tạo điều kiện là yếu tố đầu vào của quá trình kinh tế
Chí phí các yếu tố nguồn lực vừa là điều kiện cần cho quá trình kinh tế được tiến hành, vừa là cấu thành nên giá thành của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ
- Thúc đẩy nâng cao năng suất lao động nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
Quốc gia nào có các nguồn lực kinh tế càng dồi dào thì sẽ có cơ hội để phát triển kinh tế nhiều hơn những quốc gia không có hoặc thiếu một nguồn lực nào đó
- Vai trò của các yếu tố nguồn lực vừa tác động riêng rẽ đến quá trình kinh tế, vừa tác động tổng hợp đến hiệu quả của quá trình đó
Ví dụ: đất đai tốt, tạo điều kiện để nâng cao năng suất cây trồng và trên nền đất đó có giống cây tốt, cơ cấu phân bón hợp lý, lao động lành nghề ...thì hiệu quả cuối cùng của sản xuất nông nghiệp càng cao. Ngày nay, vai trò của khoa học công nghệ, nhân tố con người được nhấn mạnh theo xu hướng giảm tỷ lệ hao phí vật chất, tăng hàm lượng chất xám trong hàng hóa dịch vụ

Vì những lẽ đó, nguồn lực ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh. Mọi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển cần chăm lo phát triển các nguồn lực cả về số lượng và chất lượng, quản lý và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực.

Để hiểu rõ các nguồn lực kinh tế, đi sâu phân tích từng nguồn lực.








II. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA
1. Nguồn lực vốn:
1.1. Vốn và vai trò của vốn đối với tăng trưởng phát triển kinh tế:
a) Khái niệm vốn:
Là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các tài sản nhằm mục tiêu thu nhập trong tương lai.
Trong quá trình sản xuất các yếu tố đóng vai trò là đầu vào không thể thiếu được đó là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm ...chúng cũng là đầu ra của quá trình sản xuất trước đó.
Chúng được gọi là tài sản sản xuất. Để có được các tài sản đó cần phải tiến hành hoạt động đầu tư. Trong phạm vi doanh nghiệp đối với các loại tài sản như nguyên liệu, bán thành phẩm ... thì hoạt động đầu tư đơn giản chỉ là việc bỏ tiền ra để mua chúng. Để tạo ra các tài sản như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hay cả một nhà máy ... thì hoạt động đầu tư là một quá trình lâu dài và phức tạp, đặc biệt là những nhà máy, công trình có quy mô lớn kết cấu phức tạp, công nghệ hiện đại. Toàn bộ số tiền và giá trị các tài sản được đưa vào đầu tư để tạo ra các tài sản sản xuất được gọi là vốn sản xuất.
* Phân loại vốn:

- Phân theo mục đích sử dụng:
+ Vốn sản xuất trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ hàng hóa, tồn tại dưới hình thức tài sản cố định (máy móc thiết bị, nhà xưởng ...) hay tài sản lưu động (nguyên liệu, hàng hóa tồn kho, sản phẩm dở dang ...).

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu kinh tế quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội khác.

- Phân theo hình thức tồn tại cụ thể:
+ Vốn hữu hình: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu ....
+ Vốn vô hình: số tiền đầu tư vào việc mua hay phát minh ra các phát minh sáng chế, thương hiệu, các giải pháp hữu ích hay đơn thuần chỉ là các khoản đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Vốn tồn tại dưới dạng các tài sản chính: tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu ...


Tài nguyên thiên nhiên như: đất đai hầm mỏ không được liệt vào phạm trù vốn vì nó không phải là kết quả của hoạt động đầu tư. Song tài nguyên thiên nhiên cũng có thể trở thành vốn chẳng hạn khi đất đai được cho thuê hay nhượng bán, tài nguyên trong lòng đất được khai thác để bán để lấy tiền cho hoạt động đầu tư để tạo vốn.
b) Vai trò của vốn đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế:

+ Vốn là nhân tố đầu vào không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế .
Vốn góp phần không nhỏ vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong các yếu tố đầu vào quan trọng như tài nguyên đất đai, khoa học công nghệ, lao động thì vốn được xem là chìa khóa của quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế, điều đó được lý giải như sau: có vốn sẽ có điều kiện để tăng hoạt động đầu tư cho nền kinh tế, khai thác được các nguồn lực khác một cách có hiệu quả, thiếu vốn nền kinh tế sẽ không thể tăng trưởng được đất đai bị hoang hóa vì không có vốn để đầu tư cho trồng trọt chăn nuôi ... hay có nguồn lao động dồi dào nhưng không được sử dụng vì không có vốn để tạo việc làm, sẽ không có thu nhập đời sống người lao động không được ổn định .. nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Nói tóm lại vốn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng lao động, đổi mới thiết bị công nghệ, khai thác hợp lý và khôi phục tài nguyên môi trường sinh thái.
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vùng.
Trong cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng kinh tế ngành nào vùng nào có nhiều vốn thì ngành vùng đó có cơ hội để đầu tư nhiều hơn cho kinh tế tạo điều kiện để tăng trưởng phát triển kinh tế cho ngành vùng. Tuy nhiên nhiều vốn mới chỉ là điều kiện cần để tăng trưởng phát triển kinh tế việc sử dụng vốn có hiệu quả mới là vấn đề quan trọng, điều này thể hiện trong sản xuất kinh doanh việc sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không ... cuối cùng doanh nghiệp có thu lại được phần vốn đã bỏ ra hay không và có thu được lãi để tích lũy hay không. Đó là kết quả của quá trình tính toán sử dụng vốn một cách hợp lý hay không của nhà kinh doanh...chính việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách ổn định lâu dài phù hợp với điều kiện từng ngành vùng kinh tế góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế ngành vùng một cách bền vững
+ Góp phần vào quá trình tạo nhiều việc làm mới
Có nhiều vốn đầu tư sẽ có điều kiện khai thác các tiềm lực của đất nước tạo nhiều việc làm mới, trong điều kiện nền kinh tế của nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú đa dạng, nguồn lao động trẻ dồi dào ... do đó cần đầu tư vốn vào các ngành có thể khai thác được nguồn tài nguyên và lao động, đầu tư vào các ngành ít vốn nhưng tạo nhiều việc làm cho lao động như: ngành nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp khai thác và chế biến nông lâm thủy sản ...hay ngành công nghiệp may, da dày, ngành tiểu thủ công nghiệp, hay các ngành công nghệ truyền thống ở nông thôn như: mây tre, đúc đồng, gốm sứ ... để tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi theo mùa vụ ở nông thôn
1.2. Nguồn vốn:
Là khái niệm chỉ nguồn gốc các loại vốn trên do đâu mà có.
Trong nền kinh tế quốc dân tiết kiệm là phần thu nhập chưa chi tiêu là nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu đầu tư, nền kinh tế càng phát triển càng có điều kiện để gia tăng tiết kiệm và đầu tư ... đó là các nguồn tiết kiệm từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các doanh nghiệp và tiết kiệm từ chi tiêu của chính phủ.
Đối với các nước đang phát triển đặc biệt là các nước có thu nhập thấp, quy mô và tỉ lệ tiết kiệm trong nước còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rấ lớn và ngày càng gia tăng để phát triển kinh tế đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ các nguồn vốn bên ngoài như ODA, FDI, NGO...
1.3. Đặc điểm các nguồn vốn đầu tư:

a) Tiết kiệm của ngân sách nhà nước:

+ Tiết kiệm của NSNN là phần được giành để chi cho đầu tư phát triển từ thu của NSNN.
Không tính đến các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; các khoản vay trong nước vay nước ngoài của chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

Theo luật NSNN của Việt Nam các khoản chi phí của chính phủ qua ngân sách nhà nước bao gồm: chi thường xuyên, chi phí cho đầu tư phát triển, chi trả nợ do nhà nước vay và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
+ Trong nền kinh tế thị trường chi cho đầu tư phát triển là nhà nước dành nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng là chủ yếu và đầu tư cho một số ngành then chốt.
Chi cho đầu tư phát triển của NSNN bao gồm các khoản chi cho đầu tư xây dựng công trình công cộng (đường giao thông, cầu, sân bay, bến cảng, công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và các công trình văn hóa xã hội khác ...) không có khả năng thu hồi vốn hoặc khả năng thu hồi vốn rất lâu dài, khó khăn, hoặc chi cho các ngành kinh tế đóng vai trò huyết mạch cần có sự tham gia quản lý của nhà nước như: bưu điện, điện lực, ngân hàng, tài chính...
Trong thực tế chi cho đầu tư phát triển của NSNN thường lớn hơn phần tiết kiệm của NSNN, mà đây lại là khoản thu nhập rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của đất nước nên chính phủ có thể vay để bù đắp bội chi.
+ Quy mô tiết kiệm của NSNN, về cơ bản phụ thuộc vào sự thay đổi tổng thu và chi thường xuyên của NSNN
Tổng thu NSNN lại phụ thuộc vào quy mô và sự tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách động viên thu nhập vào ngân sách của chính phủ là hệ thống thuế, phí và lệ phí ...hiệu lực và hiệu quả của tổ chức thu trên thực tế.
Hiện nay thu từ thuế phí và lệ phí chiếm 95% trong tổng nguồn thu NSNN.
Hiện nay khoản chi đầu tư được xem là lớn nhất của nhà nước từ trước tới nay đó là chi làm đường cao tốc với khoảng 20 tuyến đường lớn nhỏ khác nhau và dự án này sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2020 với tổng vốn dự tính là hơn 50 tỷ. Với khoản vốn lớn như thế một mình nhà nước sẽ không có khả năng chi trả nên đang khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau

Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư từ ngân nhà nước đã tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo hỗ trợ các vùng khó khăn ( đầu tư cho nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm chiếm 22,2%, giao thông bưu điện 27%, giáo dục đào tạo 8,9%, y tế xã hội 6,9%, văn hóa thể thao 4,3%, khoa học và công nghệ 3,1%)

b) Tiết kiệm của doanh nghiệp:

+ Là phần lãi sau thuế được các doanh nghiệp để lại để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất.
Khi doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh bán sản phẩm ra thị trường thu về phần doanh thu của mình, doanh nghiệp sẽ thực hiện:
+ Phần chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh như: tiền mua nguyên liệu, nhiên liệu, khấu hao máy móc, thuê nhà xưởng, lương cho công nhân...
+ Phần còn lại là lợi nhuận: doanh nghiệp trích một phần đóng thuế cho nhà nước, phần còn lại để tiêu dùng và tích lũy, phần tích lũy doanh nghiệp để mua thêm máy móc, nhập công nghệ hiện đại, đào tạo công nhân có tay nghề cao, mở rộng thêm chi nhánh để tìm kiếm thị trường ... thì đó chính là nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
-Quy mô và tốc độ tăng tiết kiệm của doanh nghiệp phụ thuộc:

+ Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Môi trường đầu tư trong đó bao gồm cả chính sách của nhà nước mà trước hết là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách khuyến khích đầu tư đối với doanh nghiệp.




Nếu nhà nước đánh thuế thu nhập quá cao sẽ làm triệt tiêu động lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuế là công cụ đắc lực để nhà nước điều tiết nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng. Chẳng hạn để bảo hộ ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ trong nước thì thời gian vừa qua chính phủ đã tăng thuế nhập ô tô nguyên chiếc từ 50% lên 80%, hay với giá cả vật liệu xây dựng tăng đến chóng mặt những tháng đầu năm nhằm bình ổn giá cả VLXD nhà nước đã giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xi măng
Để thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp các địa phương đã ra sức đề ra các chính sách ưu đãi trải thảm đỏ kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư. Chẳng hạn như các khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, xúc tiến giải tỏa mặt bằng để sẵn rồi mới kêu gọi các nhà đầu tư, hay chính sách miễn giảm thuế ở khu Kinh Tế Mở Chu Lai, miễn 100% thuế trong 5 năm đầu, 50% trong năm năm tiếp theo... hay cho thuê đất trong thời gian dài có khi tới 70 năm đối với các dự án có quy mô vốn lớn ...
Tuy nhiên vấn đề ở đây không phải là khuyến khích đầu tư bằng mọi giá mà phải có chọn lọc và cân nhắc ở từng địa phương, không nên vội vàng ...
Trong thời gian chưa đầy sáu tháng cuối năm 2007 đầu năm 2008 Đà Nẵng đã thu hút hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau có dự án lên tới hàng chục tỷ đ, trong điều kiện giá cả lạm phát gia tăng, giá cả đang leo thang tại các địa phương khác thì đây được xem là bước tiến của Đà Nẵng, tuy nhiên với tình trạng đất hẹp người đông để có đất đủ chổ cho các dự án, ĐN thực hiện phương án phân lô cho các dự án, với mỗi dự án chưa tới 500 m2, với số lượng dự án quá nhiều lại tập trung trong thời gian ngắn như thế liệu có hiệu quả hay không trong khi đó các dự án lại tập trung ở những khu đất quanh những bãi biển vốn được xem là thế mạnh của ĐN... không biết khi những dự án này hoàn thành với những khu nhà cao tầng chen chúc nhau mọc lên liệu người dân ở đây còn được nhìn thấy biển hay không .... nếu ĐN không sớm có biện pháp kịp thời thì cảnh quan đô thị sẽ bị phá vỡ.

Trong thời gian 2001-2005 vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng nhanh không chỉ phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ mà còn tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị.

c) Tiết kiệm của dân cư:

- Là phần thu nhập để giành chưa tiêu dùng của các hộ gia đình.
Nguồn tiết kiệm này có đặc điểm là xét trên phạm vi từng gia đình thì có quy mô vốn nhỏ nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì có quy mô rấ lớn do đó đây là nguồn quan trọng góp phần vào tăng nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội.
- Quy mô nguồn vốn này phụ thuộc vào:
+ Thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình càng tăng thì nguồn vốn tiết kiệm càng lớn.
+ Tâm lý tập quán tiêu dùng dân cư

Tâm lý tập quán tiêu dùng của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng ....ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ tiết kiệm. Với cùng một mức thu nhập nếu có tâm lý xài sang sính đồ hiệu, hàng đắt tiền sẽ làm cho tỷ lệ tiết kiệm thấp, ngược lại có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng sẽ làm cho tỷ lệ tiết kiệm cao hơn.

Trong những tháng đầu năm 2008 với sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, đồng USD mất giá, người dân sống trong tình trạng lạm phát cao, buộc người dân Mỹ vốn là những người có truyền thống tiêu xài sang từ trước đến nay đã phải thay đổi cách chi tiêu cũng như tâm lý tiêu dùng của mình, họ phải tìm đến những siêu thị giảm giá vốn trước đây chỉ giành cho người nghèo để mua hàng hóa cần thiết.

Ở Việt Nam mặc dầu tính tằn tiện đã ăn sâu trong máu thịt “ ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” tuy nhiên điều đó thật mâu thuẫn với hình ảnh những sinh viên ăn cơm chỉ nữa dĩa, trong một bữa ăn có quan khách quan trọng được thể hiện tính tôn trọng khách bằng thật nhiều món ăn thật đắt tiền, sẽ không bao giờ ăn hết trong dĩa, bao giờ cũng để lại vài miếng sẽ cảm thấy rất ngại khi mình là người gắp miếng cuối cùng như thế có cảm giác không lịch sự; thậm chí trong những bữa tiệc dư thừa rất nhiều nhưng việc đem đồ ăn về nhà từ các nhà hàng là điều không thể ... .Có lẽ đó cũng là xuất phát từ cái lễ nghĩa nhường nhịn cho người khác , văn hóa ăn uống, tính tự ái, tính sĩ diện quá cao của người Việt nam. Thay vào đó người nhật sẽ không bao giờ để lại một miếng thức ăn dư thừa trong các nhà hàng bởi họ nghĩ toàn bộ thức ăn đó là do chính mình mua bằng đồng tiền do vất vả có được mà phung phí như thế là đang xúc phạm chính bản thân mình, xúc phạm thành quả lao động của mình làm ra.

- Khả năng động viên của chính phủ trong việc gia tăng tiết kiệm của dân cư
Thông qua các chính sách thuế phí lệ phí, các đóng góp xã hội khác ... nếu nhà nước có các khoản thu mà người dân thấy hợp lý chính đáng nhằm đem lại lợi ích nâng cao cuộc sống cho họ thì việc đóng thuế hay mua công trái... là chuyện dễ dàng, hay nhà nước sẽ huy động được nguồn vốn lớn vào ngân hàng nếu chính sách kinh tế ổn định lãi suất được hưởng cao hơn mức lạm phát đem lại lợi nhuận cho đồng vốn của họ... ngược lại nền kinh tế bất ổn không đảm bảo được đồng vốn cho người dân thì vàng là nơi trú ngụ an toàn cho đồng vốn của họ ...lúc đó sẽ giảm một lượng vốn đáng kể cho đầu tư ...

Trong giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư trong dân tăng nhanh.
d) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:

- Đây là nguồn vốn chủ yếu do các công ty tư nhân nước ngoài đầu tư vào một nước khác để kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi nhuận hoặc chịu rủi ro kinh doanh, được quyền sử dụng lợi nhuận để mở rộng kinh doanh hoặc chuyển về nước.
- Thu hút FDI dưới các hình thức: hợp tác xã liên doanh, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, khu chế xuất, doanh nghiệp BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao) hay BT (xây dựng, chuyển giao).

- Nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu tài sản tài sản và trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp của họ ở nước nhận đầu tư.

- Đối với nước nhận đầu tư sẽ tận dụng được vốn để phát triển kinh tế.
Đối với nước nhận đầu tư thu hút vốn FDI có thể bù đắp được sự thiếu hụt vốn do các nước đem lại có để tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo nhiều việc làm ...
- Đồng thời có thể tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường xuất khẩu và thu ngoại tệ, cho thuê đất, đánh thuế, bán nguyên liệu, kiểm soát môi trường và đặc biệt là tạo nhiều việc làm giải quyêt thất nghiệp ....
Đây là những nhân tố thiết thực để thực hiện cnh,hđh đất nước.

Tuy nhiên trong quá trình hợp tác làm ăn sẽ có nhiều mặt thống nhất nhưng cũng có nhiều mặt mâu thuẫn về lợi ích như: tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nếu không đủ năng lực và khả năng cạnh tranh thì các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản ... ngoài ra người dân trong nước sẽ bị ảnh hưởng bởi lối sống của người nước ngoài, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc mình. Do đó chính phủ nơi tiếp nhận đầu tư FDI, một mặt cần cần phải tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, mặt khác cần phải hạn chế khắc phục những tiêu cực về kinh tế môi trường và an ninh chính trị xã hội, hướng hoạt động đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong 2001-2005 vốn FDI có bước chuyển biến tích cực, tổng mức tăng vốn đăng ký đạt 20,9 tỷ USD (năm 2001 vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm là 3,2 tỉ USD, năm 2002 là 3 tỉ USD, năm 2003 là 3,2 tỷ USD, năm 2004 là 4,5 tỷ USD, năm 2005 là 6,8 tỷ USD) vượt trên 39% so với kế hoạch và tăng 13,6% so với 5 năm trước.
Trong năm 2007 vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt mức kỷ lục gần 20 tỷ USD tăng gấp nhiều lần so với năm trước, các chuyên gia đánh giá nguyên nhân khiến nguồn vốn đổ vào Việt Nam quá lớn như vậy là do: các nước đầu tư thừa tài chính,thừa hàng hóa và thừa công nghệ muốn đổi mới công nghệ ... còn đối với nước ta có môi trường chính trị ổn định, đang khát vốn, có nguồn lao động dồi dào giá rẻ ...
e) Vốn viện trợ phát triển chính thức ODA:

- ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của chính phủ của một số nước hoặc các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước này.
Các loại ODA:
Theo phương thức hoàn trả có: viên trợ không hoàn lại, viện trợ hoàn lại (tín dụng ưu đãi) và viện trợ hỗn hợp.

Theo nguồn cung cấp: viện trợ song phương viện trợ đa phương (của các tổ chức quốc tế).
Theo hình thức cung cấp viện trợ này có 4 loại: hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ theo chương trình, hỗ trợ theo dự án và hỗ trợ kỹ thuật.
- Đặc điểm của ODA là khoản viện trợ ưu đãi và có tính ràng buộc.
Cơ cấu của ODA bao gồm một phần viện trợ không hoàn lại, còn phần lớn là ưu đãi tín dụng thể hiện ở lãi suất cho vay ưu đãi (0,7% năm với thời hạn cho vay là 40 năm, và có thời gian ân hạn trong thời gian này chưa phải trả nợ gốc).

Tính ràng buộc ODA thể hiện ở chỗ, để nhận được các khoản viện trợ này mục tiêu sử dụng vốn các nước nhận đầu tư phải phù hợp với các hướng ưu đãi của các nước cấp ODA (ngày nay ODA thường được hướng vào mục tiêu giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống ở những nước đang phát triển và chậm phát triển), các nước nhận ODA phải mua máy móc thiết bị, phải nhập khẩu hàng hóa của nước có ODA, thậm chí có lúc còn liên quan đến vấn đề chính trị an ninh quốc gia ... nhưng do tính chất ưu đãi của ODA, chính phủ các nước đang phát triển thường tranh thủ nguồn vốn này để đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ kỹ thuật.
- ODA là nguồn vay ưu đãi nhưng nếu sử dụng kém hiệu quả sẽ làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của chính phủ và của các quốc gia.
Bài học đắt giá về việc sử dụng vốn ODA sai mục đích trong vụ án PMU 18 (vụ án gây thất thoát lãng phí sử dụng vốn ODA trong ngành xây dựng GTVT) đến nay vẫn chưa khắc phục được hậu quả mang lại, đó không chỉ là việc thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước, không chỉ là sự thoái hóa biến chất của nhiều cán bộ Đảng viên, đó là gánh nặng nợ nần cho con cháu sau này không biết khi nào mới trả xong ...và đặc biệt là gây ra mất lòng tin của nhân dân với cán bộ nhà nước.
Trong thời gian 2001- 2005 việc ký kết các hiệp định về vốn ODA được duy trì đều đặn với tổng giá trị đạt 11,2 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 7,9 tỷ USD, tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế như: thủy điện, điện giao thông cấp thoát nước, phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế giáo dục,đào tạo và hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất như chế biến, thủy sản, nông sản, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường thể chế và bảo vệ môi trường... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân .
Nhận xét: Tóm lại trong thời gian 2001-2005 vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh vượt mức dự kiến trên 30% so với kế hoạch (gấp 2 lần so với 5 năm trước) tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP tăng từ 35,4% năm 2001 lên 38,7% năm 2005, vốn đầu tư trong nước chiếm 72% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Và nguồn vốn đầu tư đã tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng.
Lĩnh vực kinh tế chiếm 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (nông lâm nghiệp thủy sản trên 13%, công nghiệp và xây dựng trên 44%, giao thông bưu điện trên 12%)
Lĩnh vực xã hội chiếm gần 27%( nhà ở cấp thoát nước công trình công cộng khác chiếm gần 14%, giáo dục đào tạo trên 4%, y tế xã hội trên 2%, văn hóa thể thao trên 2%, khoa học công nghệ trên 1%)
Quy mô vốn đầu tư ở các vùng đều tăng, vùng nghèo xã nghèo được nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn.
Vốn đầu tư đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất kinh doanh tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong đó có nhiều công trình lớn, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.

1.4. Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả

- Tạo môi trường an toàn ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

- Tiếp tục phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và phát triển nguồn lao động chất lượng cao để tăng sức cạnh tranh.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng CNH, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Tiếp tục xây dựng đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với cải cách hành chính.

Chú trọng chính sách tiền tệ, và quan trọng là sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

2. NGUỒN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
2.1. Khái niệm về khoa học, công nghệ
a) Khoa học:

Là tập hợp những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy được thể hiện dưới dạng lý thuyết, định lý, định luật, nguyên tắc.
Khoa học là lĩnh vực hoạt động có ý thức của con người, ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
Đó là những nội dung khách quan được con người phát hiện, nhờ đó mà con người thay đổi nhận thức, càng ngày càng nhận thức rõ hơn bản chất và quy luật vận động của thế giới khách quan, từ đó đưa ra các công cụ và phương thức hợp lý nhằm mục đích vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn để thay đổi và phát triển cuộc sống của mình.
Ví du: Từ chỗ không hiểu biết gì về các hiện tượng tự nhiên như: bão, lũ lụt, sớm chớp, mưa gió, hay những lúc có những cơn đại hồng thủy, hay những đợ lũ kéo dài ... làm cho con người bị chết đói, chết rét ... thì họ cho rằng đó là những cơn nóng giận của sông núi và sẽ cúng thần sông, thần núi với những lễ vật ngon nhất, quý hiếm nhất, thậm chí lễ vật có thể là tính mạng của con người. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học con người nhận thức được rõ ràng đó chính là các hiện tượng tự nhiên, các quy luật tự nhiên và tìm cách khắc phục ...
Vì khoa học tồn tại dưới dạng các lý thuyết, quy luật, định lý, định luật, nguyên tắc nên khoa học không phải là thứ có thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất; do đó chúng không phải là đối tượng của mua-bán, không phải là đối tượng sở hữu.
b) Phân loại khoa học:

- Dựa vào đối tượng nghiên cứu
Có thể chia thành 02 nhóm là:
+ Khoa học tự nhiên








Khoa học tự nhiên: Tập hợp những ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên nhằm phát hiện bản chất, những quy luật vận động của tự nhiên nhằm phục vụ cho những mục tiêu hiện tại và tương lai của con người.
Ví dụ: ngành địa lý, ngành thiên văn học, ngành địa chất ...
+ Khoa học xã hội
Khoa học xã hội: Tập hợp những ngành khoa học nghiên cứu nhằm phát hiện bản chất, những quy luật vận động của xã hội.
Ví dụ: ngành khoa học xã hội và nhân văn.lịch sử, chính trị, triết học..
- Dựa vào cách tổ chức nghiên cứu khoa học
Có thể chia các hoạt động khoa học thành 02 nhóm:
+ Khoa học cơ bản





Khoa học cơ bản: là những hoạt động khoa học nhằm xác định những quy luật, phương thức để phát triển các hoạt động khoa học ứng dụng.
Ví dụ: toán học, lý học, hóa học, sinh học ...
+ Khoa học ứng dụng
Khoa học ứng dụng: là những hoạt động khoa học nhằm xác định những quy tắc, nguyên tắc, phương pháp để ứng dụng khoa học cơ bản vào việc giải quyết các nhu cầu thực tiễn.
Ví dụ:
b) Công nghệ:

Công nghệ là tập hợp những phương tiện, phương pháp, kỷ năng, thông tin để biến đổi nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người.
Hiện nay công nghệ được phân loại theo nhiều cách khác nhau: công nghệ truyền thống và hiện đại, công nghệ cần nhiều lao động và nhiều vốn, công nghệ thấp và công nghệ cao ...
Nói đến công nghệ là nói đến 04 thành tố cơ bản sau đây: T, O, I, H
T: teachnoware (phương tiện)



H: humaware (con người)


I: ifnorgawere (thông tin)



O: ograware (tổ chức)



T (teachnoware) phương tiện: đây là phần kỹ thuật bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công cụ, cơ sở hạ tầng vật chất.
H (humaware) con người: đây chính là nguồn lao động thể hiện ở hình thức, kỹ năng, kinh nghiệm ... của con người.
I: (ifnorgawere) thông tin: bao gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp ... được mô tả trong các tài liệu và bản thiết kế.
O (ograware) tổ chức: bao gồm cách thức phối hợp quản lý và điều hành các phần phương tiện, con người và thông tin nhằm đưa công nghệ vào hoạt động thực tiễn phục vụ đời sống.
Như vậy, ngoài phần cốt vật chất là các phương tiện kỹ thuật như máy móc, trang thiết bị ... thì công nghệ còn bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:
Quy trình kỹ thuật
Sáng kiến kỹ thuật
Giải pháp kỹ thuật
Sáng chế
Bí quyết công nghệ
Kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu hàng hóa
...
Vì tất cả những nội dung trên của công nghệ đều có thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất, nên những nội dung đó trở thành đối tượng mua-bán, là đối tượng của sở hữu và được luật pháp bảo hộ.
c)Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ:
Giữa khoa học và công nghệ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khoa học là nền tảng tạo cơ sở lý thuyết cho việc sáng tạo và triển khai các hoạt động công nghệ. Công nghệ tạo ra những phương tiện quan trọng hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phát triển những kiến thức khoa học mới.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng gia đoạn lịch sử. Trước thế kỷ thứ XVIII, khoa học và công nghệ tiến hành theo những con đường riêng, có những mặt công nghệ đi trước khoa học. Sang thế kỷ XIX, khoa học và công nghệ có sự tiếp cận gần nhau, những khó khăn của công nghệ trở thành các gợi ý cho sự phát triển của khoa học. Từ thế kỷ thứ XX, khoa học trở thành sự dẫn dắt cho những phát triển nhảy vọt của công nghệ, ngược lại sự đổi mới của công nghệ đưa lại những cơ sở cho nghiên cứu khoa học phát triển.
Trong xã hội việc giải quyết mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng. Vì thế, ở mỗi quốc gia trong việc xác định cơ cấu vốn đầu tư, đào tạo cán bộ ... đều phải chú ý đến mối tương quan giữa khoa học và công nghệ.
Tóm lại: khoa học là những tri thức có thể phổ biến rộng rãi, trở thành tài sản chung của nhân loại; còn công nghệ là những hàng hóa có chủ sở hữu cụ thể. Nói cách khác,
nếu sản phẩm của khoa học là những quy luật, những nguyên lý thì công nghệ là những giải pháp cụ thể nhằm cải biến những nguồn lực thành những sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ con người.
Nếu hoạt động khoa học là khám phá, phát hiện ra những của cải mới, còn công nghệ chủ yếu là vận dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ ngày càng chặt chẽ và trở thành nguồn lực trực tiếp của sự tăng trưởng phát triển kinh tế, thông thường công nghệ là hàng hóa còn sản phẩm của khoa học thì không phải hàng hóa.
2.2. Vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế
Mở rộng năng lực sản xuất và tiêu thụ của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhờ có KH-CN mà năng suất lao động của con người tăng lên vượt bậc điều kiện lao động được cải thiện. KH-CN giúp cho việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vốn. Đây là những ưu thế chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ trong cơ chế thị trường.
Để tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ, con người có thể tăng quy mô lao động, tư liệu sản xuất ... hoặc tăng cường chất lượng lao động cải tiến máy móc thiết bị đổi mới công nghệ. Thực tiễn chứng minh rằng thực hiện tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu bằng khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng là con đường tất yếu có hiệu quả.



Năng lực sản xuất mở rộng thể hiện như sau:
+ Giảm tiêu hao tài nguyên, năng lượng cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất.
+ Mở thêm ngành nghề mới, giảm tỉ trọng một số ngành nghề phụ thuộc vào khai thác tài nguyên.
+ Sử dụng vật liệu thay thế, cải biến máy móc thiết bị tăng cường sản xuất theo chiều sâu.
+ Mở rộng thị trường thông qua CNTT quảng bá sản phẩm, cải tiến tiêu thụ ...
Tóm lại: việc gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế của khoa học-công nghệ (nhờ đổi mới công cụ, năng lượng và vật liệu sản xuất)mà việc mở rộng khả năng khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất gắn liền với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đó.
Thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu đầu vào mà khoa học-công nghệ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.
Trên thực tế nhờ tiến bộ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế có thể đạt được tăng trưởng cao liên tục, thời gian hoàn thành CNH và tăng gấp đôi GDP của các quốc gia ngày càng được rút ngắn. Ở thế kỷ XVIII, một quốc gia muốn hoàn thành giai đoạn CNH phải mất 100 năm, sang thế kỷ XIX phải mất 60 đến 70 năm nhưng đến thế kỷ XX thì còn khoảng 30 năm. Thời gian để tăng gấp đôi tổng sản phẩm Quốc dân của nước Anh là 50 năm, Mỹ là 47 năm, Nhật là 34 năm, Hàn Quốc chỉ 11 năm và Trung Quốc chỉ cần có 10 năm.
Mặt khác, việc tăng cường tiềm lực KHCN làm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế trước sự biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu, là điều kiện đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Điều này thể hiện ở chỗ làm biến đổi cơ cấu kinh tế, chuyển nền kinh tế từ trạng thái phát triển thấp lên trạng thái phát triển cao.
Cơ cấu kinh tế phản ánh trạng thái phát triển nền kinh tế ở một giai đoạn nhất định, vì vậy sự biến đổi hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ diễn ra thực sự khi nền kinh tế đạt được sự phát triển mới, mà sự phát triển mới có được chủ yếu là nhờ áp dụng khoa học-kỹ thuật.
Khoa học-kỹ thuật không chỉ tạo năng suất lao động trong nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng vật nuôi; mà còn cho phép xã hội thực hiện phân bổ lại lực lượng lao động theo yêu cầu của các ngành nghề đó là giảm dần lao động làm việc trong nông nghiệp, tăng lao động làm việc trong công nghiệp và dịch vụ; làm cho tỷ trọng sản phẩm giữa các ngành trong nền kinh tế biến đổi theo hướng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng nhiều hơn so với sản phẩm nông nghiệp nhằm từng bước thõa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân; nhờ tiếp cận được công nghệ từ nước ngoài mà nhiều nước đang phát triển có thể xây dựng các cơ sở kinh tế, phát triển các ngành kinh tế hiện đại ...
Đương nhiên không phải sự áp dụng khoa học kỹ thuật nào cũng đưa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự áp dụng khoa học-kỹ thuật đưa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi sự áp dụng đó làm thay đổi năng suất lao động xã hội nói chung (hoặc chí ít cũng phải là làm thay đổi năng suất lao động xã hội ở những ngành kinh tế chủ lực). Vì vậy, để thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc đổi mới công nghệ sản xuất ở những ngành kinh tế chủ lực phải là hướng quan tâm đầu tư hàng đầu.
Đối với mỗi nước khi mà lực lượng lao động còn tập trung chủ yếu trong nông nghiệp, để sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra vững chắc và hiệu quả thì công nghệ sinh học phải là sự lựa chọn trước tiên và cần phải được ưu tiên, vì năng suất trong sản xuất nông nghiệp trước hết là thuộc về năng suất sinh học (giống cây, giống con).
Nâng cao khả năng canh tranh, mở rộng thị trường để phát triển.
Cạnh tranh là phương thức để các doanh nghiệp có đạt được lợi ích, tồn tại và phát triển trong điều kiện cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên ba phương diện bản: cạnh tranh về giá trị sử dụng, cạnh tranh về tổ chức tiêu thụ và cạnh tranh với nhau về chi phí, chất lượng, hình thức mẫu mã, kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa mà mỗi doanh nghiệp có. Vì vậy, để thắng trong cạnh tranh, mở rộng được thị trường thì việc quan trọng nhất của doanh nghiệp là: phải ứng dụng được khoa học kỹ thuật (tác dụng của quy luật giá trị) tức là phải lựa chọn được công nghệ và kỹ thuật sản xuất thích hợp; bởi công nghệ và kỹ thuật chính là nhân tố cơ bản quyết định chi phí và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Ngày nay xu hướng chung trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ trên thế giới là giảm lượng tiêu hao vật chất trên một đơn vị sản phẩm hàng hóa, tăng hàm lượng chất xám, tăng hàm lượng KHCN. Do đó, tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ cùng với đội ngũ lao động chất lượng cao là những nhân tố cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Khoa học-công nghệ không chỉ nâng cao sức cạnh tranh, cho phép các doanh nghiệp mở rộng thị trường để phát triển; mà còn đưa lại công suất quy mô sản xuất lớn cũng như các phương tiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, làm cho quan hệ kinh tế, quan hệ thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia và ngày càng mang tính chất toàn cầu.
Góp phần làm biến đổi sâu sắc xã hội và con người.
Các nước đang phát triển với điểm xuất phát là xã hội nông nghiệp với đa số dân cư có trình độ văn hóa thấp, tư duy sản xuất nhỏ gắn với nhiều tập tục lạc hậu, do tác động của KHCN mà vai trò của con người tri thức tăng lên, vai trò của tài nguyên giảm xuống một cách tương đối. Từ đó trong xã hội địa vị của những người có tri thức, học vấn, tay nghề cao được xác lập. Để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của việc sáng tạo và ứng dụng KHCN bản thân người lao động phải tự hoàn thiện mình. KHCN thúc đẩy mở rộng thông tin, giao lưu kinh tế văn hóa giữa các quốc gia, các vùng tạo điều kiện phổ biến những kinh nghiệm, lối sống, thông tin ... Nhờ đó mà sự hòa hợp đan xen về nhiều phương diện giữa các quốc gia, các vùng được tăng lên.
Có thể nói ngày nay, KHCN đã trở thành LLSX trực tiếp, tác động toàn diện đến tất cả các hoạt động xã hội và con người. Tuy nhiên KH&CN có thể gây nên những hậu quả xấu cho xã hội và con người, các hậu quả đó có thể tăng lên nếu từng quốc gia, từng con người thiếu những chuẩn bị những điều kiện chính sách và bản lĩnh để tiếp nhận. Thất nghiệp, ô nhiểm môi trường sinh thái có thể tăng lên, độ bền vững của gia đình bị suy giảm, bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một, chiến tranh hạt nhân, vi rút máy tính ... là những tiêu cực, những mặt trái thường có do tác động và nguy cơ của KH&CN đối với con người và xã hội.
Vào lúc 6h ngày 19/4 Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo không gian có tên VINASAT 1 (cao 4m, nặng 2.600kg, thời gian hoạt động 15 năm và có khả năng kéo dài đến 20 năm) do Lockeet Martin (Mỹ) sản xuất.
Việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo không những góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam nói chung, ngành CNTT nói riêng mà chất lượng dịch vụ viễn thông-công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình Việt Nam nói riêng cũng được cải thiện.
Với dung lượng truyền dẫn tương đương với 10.000 kênh thoại/internet truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình. VINASAT 1 sẽ sớm hoàn thiện việc đưa các dịch vụ thông tin internet, truyền hình, thông tin đến các vùng sâu vùng xa, vùng núi hải đảo. Đặc biệt vệ tinh còn hỗ trợ hiệu quả cho công tác thông tin phục vụ quốc phòng, chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bảo lũ, thiên tai.
3. Thực trạng khoa học và công nghệ Việt Nam.

KHCN đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội




- Khoa học xã hội và nhân văn đã có tiến bộ trong việc điều tra, nghiên cứu trong việc cung cấp tư liệu và luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách, phát triển kinh tế xã hội và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

- Khoa học tự nhiên đã tăng cường các hoạt động điều tra nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và phòng tránh thiên tai.

Bước đầu đổi mới cơ chế quản lý, đa dạng hóa các phương thức giao nhiệm vụ nghiên cứu. Tiềm lực và trình độ khoa học công nghệ trong nước đã có bước phát triển, hoạt động khoa học công nghệ đã được mở rộng và nâng cao hiệu quả.

Công tác bảo vệ môi trường đạt được kết quả bước đầu.







* Tuy nhiên KHCN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội:
Cơ chế quản lý khoa học công nghệ kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội chậm đổi mới.






Thị trường KHCN chậm được hình thành, hiệu quả ứng dụng các công trình KHCN thấp, thiếu chính sách và biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh.


Trình độ công nghệ trong nhiều ngành còn lạc hậu.


Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ còn hạn chế về trình độ, bất hợp lý về cơ cấu;
Nhiều thành tựu KHCN mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp ...đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.












Như đấu thầu cạnh tranh hoặc hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu ứng dụng cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết hoặc ký hợp đồng với các tổ chức khoa học và công nghệ



Hoạt động điều tra cơ bản về môi trường được duy trì, việc ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường có tiến bộ, đã ban hành một số chính sách về bảo vệ môi trường. Lĩnh vực khí tượng thủy văn đã được chú ý nhiều hơn, hiện đại hóa thêm một bước





Chưa có chính sách và biện pháp tốt để huy động các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước đầu tư cho KHCN, thiếu cơ chế gắn kết nghiên cứu KHCN với đào tạo nhân lực, nhất là ở bậc đại học và hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa phát huy tác dụng tíc cực đối với phát triển kinh tế xã hội.









Việc chuyển giao công nghệ còn rất chậm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ còn thiếu, lạc hậu chưa đồng bộ và sử dụng kém hiệu quả


Thiếu cán bộ đầu ngành và các tập thể khoa học và công nghệ mạnh. Quyền sở hữu trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức và còn bị xâm phạm.


4. Những giải pháp phát triển khoa học công nghệ ở nước ta.

Để đưa KHCN ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống trên cơ sở nguồn KHCN trong nước tạo ra hay nhập công nghệ từ bên ngoài và sáng tạo KHCN mới sản sinh trong nước trên cơ sở nâng cao năng lực KHCN quốc gia cần thực hiện 4 giải pháp cơ bản sau:

- Phát triển tìm lực khoa học và công nghệ:

+ Nâng cao phẩm chất năng lực nghiệp vụ của cán bộ KHCN.

+ Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: Khu công nghệ cao, trung tâm công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin quốc gia, phòng thí nghiệm quốc gia, thư viện điện tử ...

+ Xây dựng chiến lược hợp tác khoa học công nghệ quốc tế.
Tập trung chỉ đạo việc phát triển và sử dụng chuyển sao công nghệ, phát triển các ngành mũi nhọn.

- Đổi mới tổ chức quản lý hoạt động KHCN:

+ Gắn lợi ích của nhà khoa học với lợi ích của các thành phần KTXH.

+ Mở rộng dân chủ phát huy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học công nghệ đồng thời tăng cường quản lý theo pháp luật, tổ chức nghiên cứu sáng tạo KHCN nhưng phải đảm bảo quyền tự chủ KHCN theo luật định.

+ Tăng cường các trung tâm, trường đại học, viện nghiên cứu KHCN

+ Phát triển tổ chức tư vấn về KHCN cho sản xuất đời sống.

+ Kiện toàn cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ:

Rà soát lại cơ chế chính sách tho hướng xóa bao cấp, xóa độc quyền, bảo hộ mậu dịch, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng KHCN trong cạnh tranh và phát triển.

-Tăng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ:

+ Tăng NSNN trên 2% GDP.
+ Đa dạng hóa vốn đầu tư cho khoa học công nghệ.
+ Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA cho phát triển khoa học công nghệ.
+ Thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ.

5) Nhiệm vụ và phương hướng phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010 ( 210-212)

- Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh CNH,HĐH và phát triển kinh tế tri thức. Thống nhất định hướng giữa phát triển khoa học công nghệ với chấn hưng giáo dục-đào tạo, phát huy quan hệ tương tác giữa hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu này

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tạo bước đột phá về chất lượng hiệu quả trong từng ngành lĩnh vực của nền kinh tế. Tăng nhanh năng lực KHCN nội sinh đi đôi với tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng và tính thương mại của sản phẩm khoa học và công nghệ; nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về sở hữu trí tuệ. Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KH-CN Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng tiềm lực khoa học-công nghệ cho một số lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao. Chú trọng công tác đào tạo, bổ sung cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học.

- Đổi mới tổ chức, xây dựng quy chế liên kết giữa khoa học-công nghệ với giáo dục và đào tạo, giữa nghiên cứu và giảng dạy với sản xuất, kinh doanh. Xây dựng quy chế về nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và về công tác giảng dạy, đào tạo của các viện ghiên cứu khoa học, công nghệ. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới và chuyển dao công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KHCN vào đời sống. Phát triển quan hệ liên kết, đặt hàng giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu với các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ.

III. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên

1. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia bao gồm tổng thể các tài nguyên trên, trong, dưới mặt đất, dưới lòng biển đại dương và trên bầu trời quốc gia đó.
Ví dụ:
Thứ nhất: Các loại năng lượng:
Loại năng lượng có tính thương mại cao và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế như: dầu khí, than đá, sức nước (thủy điện); Loại năng lượng có tính thương mại thấp như: rơm, rạ, củi, phân súc vật ...
Thứ hai: Các loại khoáng sản:
Không phải nhiên liệu như: Cô ban, crômit, đồng, thiết, bô xít, quặng sắt, lưu huỳnh, phốt phát, ... đây chính là cơ sở cho các ngành công nghiệp khai thác phát triển.
Thứ ba: là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế quan trọng và bảo vệ môi trường như: gỗ, dược liệu, thú rừng (tài nguyên rừng).
Thứ tư: là đất đai, đất đai chính là cơ sở để phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
Thứ năm: là nước (yếu tố giữ vai trò sống còn đối với sản xuất và đời sống)
Thứ sáu: là thủy sản, đây chính là nguồn tài nguyên để phát triển các ngành khai thác đánh bắt, nuôi trồng và công nghiệp chế biến.
Thứ bảy: là khí hậu (gió, nhiệt độ, độ ẩm), là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp.
Thế kỷ XVII Wiliam Petty (1623-1687) nhà kinh tế học người Anh đã có nhận xét: “lao động là cha, còn đất là mẹ của mọi của cải”. Nếu xét trên góc độ vai trò quyết định đối với việc tạo ra mọi của cải xã hội thì ông ta đã đề cao quá mức vai trò của đất đai hay chính là vai trò của tài nguyên thiên nhiên mà quên mất cái quyết định đến việc sản xuất ra mọi của cải chính là lao động của con người. Ở đây ta cần hiểu cái được của ông là nguồn gốc sinh ra của cải là lao động của con người và yếu tố tự nhiên. Đất ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: đó là những yếu tố thuộc về tự nhiên. Như thế, của cải vật chất từ những thứ đơn giản như: cái bát, cái chén đến những thứ tinh vi phức tạp như: ti vi, tủ lạnh, máy bay, máy vi tính, ... đều có hai nguồn gốc đó là lao động của con người và những yếu tố tự nhiên. Những yếu tố tự nhiên được khai thác sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh được gọi là tài nguyên thiên nhiên.
Quy mô của tài nguyên thiên nhiên được xác định thông qua việc khảo sát thăm dò. Đất nước ta tuy không nằm trong số các quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng có tiềm năng nhất định. Năm 1990 cả nước có 20 triệu hắc ta đất lâm nghiệp, chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên của cả nước, trong đó có 8,6 triệu hắc ta rừng tự nhiên. Rừng Việt Nam có nhiều gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, nghiến, lác, cẩm lai, pơ mu, ... tính chung rừng Việt Nam có khoảng 800 loài cây gỗ khác nhau với tổng trữ lượng trên 657m3; tre, nứa, rừng tự nhiên có khoảng 60 loài với tổng trữ lượng trên 5,5 tỉ cây. Cây dược liệu bước đầu đã tìm thấy 1.500 loài thuộc 795 chi 233 bộ. Ngoài ra còn có các lâm sản dùng làm thực phẩm như: nấm hương, mộc nhỉ, các loại cây dùng làm nguyên liệu công nghiệp như: nhựa thông, thầu dầu, song, mây và các loài lam sản quý có giá trị kinh tế cao như: cánh kiến, trầm hương, xa nhân, thảo quả, ...
Động vật rừng cũng phong phú bao gồm 275 loài thú, 826 loài chim, 100 loài lưỡng cư, 1.000 loài lưỡng biển, 180 loài bò sát và 80 loài ếch nhái. Thú rừng loại lớn có: voi, bò rừng, hưu nai, hổ, gấu, ... ngoài ra còn có các loài khác như khỉ, vượn, trăn, rắn, ...
Biển Việt Nam có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 78 loài tôm he, 8 loài tôm hùm, 7 loài mực ống, 18 loài mực nan, 3 loài mực sim, 7 loài bạch tuộc, 653 loài rong biển.
Trong long đất và dưới thềm lục địa có nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn, có dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng sắt, quặng bô xít, ngoài ra còn có các loại khoáng sản khác: đồng, cô ban, ti tan, măng gan, ...
Việt Nam có tài nguyên nước rất dồi dào. Trên mặt nước có 6.530 hecta sông ngoài, 3.940 hécta hồ, 5.600 hécta ao, 8.500 hắcta đầm lầy. Tài nguyên nước ta có thể đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông ... về sinh hoạt dân cư.
Do sông ngoài có nhiều thác ghềnh nên Việt Nam có nguồn thủy năng lớn. Công suất lý thuyết khoảng 30 triệu kw, lượng điện từ 267-270 tỉ kw giờ/năm.
2. Phân loại nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại theo một số cách khác nhau, tùy theo góc độ nghiên cứu. Để khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên người ta chia tài nguyên thiên nhiên thành hai loại:

- Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh.
Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh là những tài nguyên có thể tái tạo được dưới sự tác động của các quy luật tự nhiên và của con người.
Ví dụ: các loại động thực vật, thổ nhưỡng, không khí, nước ngọt ... cũng là tài nguyên có khả năng tái sinh.
Thực ra khả năng phục hồi được, tái tạo được chỉ có thể thực hiện nếu tác động của con người không vượt quá khả năng tái sinh của loại tài nguyên đó. Tức là không khai thác đến mức cạn kiệt, đến mức tuyệt chủng ...
Ví dụ: chặt phá rừng một cách bừa bãi, kể cả cây lớn, cây bé, cây non cũng chặt nốt thì rừng không có khẳ năng tái sinh; hay việc đánh bắt cá bằng điện hay thuốc nổ ...
Năng lượng mặ trời, sức gió, sức nước ... được coi như tài nguyên vô hạn. Tuy nhiên nó sẽ không có giá trị cho cuộc sống nếu như nước bị ô nhiễm, tầng ozon bị thủng gây ra những tổn hại sức khỏe cho cho con người về bệnh da thậm chí gây ung thư da, do tác động của tia tử ngoại ...
- Những tài nguyên không có khả năng tái sinh.
Những tài nguyên không có khả năng tái sinh mà quá trình hình thành chúng rất lâu dài. Chẳng hạn để hình thành những mỏ dầu, khí đốt cần có nhiều điều kiện, trong đó về mặt thời gian có khi cần đến hàng triệu năm. Vì thời gian hình thành những tài nguyên này lâu dài như thế nên có thể coi như chúng không có khẳ năng tái sinh.
Đất đai cũng được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên không có khẳ năng tái sinh vì diện tích đất có giới hạn. Ngay cả khi người ta khai hoang lấn biển thì những diện tích tăng thêm này cũng chỉ có ý nghĩa ở một thời kỳ nhất định. Việc khai hoang lấn biển bị giới hạn bởi diện tích bề mặt trái đất.
Vấn đề nóng bỏng trong những tháng đầu năm 2008 đó là thế giới rơi vào tình trạng thiếu lương thực trong bối cảnh hiện đại, mới nghe thì thật khó hiểu và thấy hơi mâu thuẫn, con người đang ngày càng tiến bộ hơn, không chỉ dừng lại ở nhu cầu vật chất được thỏa mãn mà đang tiến dần tới nhu cầu về tinh thần, trong khi năng suất lao động được đánh giá là ngày càng tăng lên thì con người lại rơi vào tình trạng thiếu ăn; dự trữ lương thực trên thế giới hiện nay giảm xuống 405 triệu tấn thấp hơn so với các năm trước là 21 triệu tấn. Giá lương thực đã tăng vọt, giá gạo thơm trên thế giới đạt mức 1.000 USD/tấn (khoảng 16.000đ/kg so với giá gạo 3.600đ/kg mà chúng ta đã xuất khẩu trước đây thì quá cao), 18 tháng trước đây người ta chỉ bỏ ra ½ so với số tiền gấp đôi trong thời gian này để mua cùng một lượng lương thực ... các chuyên gia phân tích nguyên nhân tình trạng thiếu lương thực như trên thì có rất nhiều nguyên nhân: do lạm phát, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính ở Mỹ, do đầu cơ tích trữ, do dân số tăng quá nhanh, do hạn hán, sâu bệnh, ... nhưng nguyên nhân chính đó là kết quả của việc không coi trọng việc đầu tư thích đáng cho nông nghiệp, biến “bờ xôi mật ruộng” thành những khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thành khu vui chơi giải trí, thành những sân gol, biến những cánh đồng bạt ngàn thành những nhà máy, những khu nhà cao ngất trời. Đã đến lúc nhân loại phải tính toán lại bài toán kinh tế cho mình không phải cứ có thật nhiều tiền là có thể mua được lương thực là có thể không bị đói. Hậu quả thiếu lương thực đang dần hiện hữu ở các nước, người dân Bangladet đã phải đứng chờ tới lượt mua lương thực ở các của hàng từ sáng đến trưa (có giá rẻ hơn 30% so với mua ngoài), còn người dân Pêru đã phải thay bột bánh mì bằng khoai tây vì chỉ đáp ứng được 85% lượng lương thực so với nhu cầu, còn các nước như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ vốn là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới thì cũng không còn xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng phát triển kinh tế.

- Là yếu tố đầu vào không thể thiếu được.
Với tư cách là điều kiện, là nguồn cung cấp các yếu tố vật chất đầu vào của quá trình sản xuất như đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, ... có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ... quy mô chủng loại, chất lượng của các tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến khai thác khoáng sản, tạo nguyên liệu cho công nghiệp ... Tóm lại: nó sẽ góp phần cung cấp nguyên nhiên vật liệu để thực hiện quá trình sản xuất ... với vai trò đó tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đến cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hóa và sự phân bổ các nguồn lực khác (trong đó trữ lượng tài nguyên có khả năng khai thác và mức độ tập trung của tài nguyên có ý nghĩa quyết định). Tạo điều kiện tăng trưởng bền vững.
Sản lượng, sự phân bổ, cơ cấu, chủng loại ảnh hưởng trục tiếp đến cơ cấu ngành và phân bổ sản xuất theo vùng lãnh thổ.
Sự phát triển của các ngành khai thác, chế biến như: khai thác mỏ, luyện kim, khai thác lâm sản, đánh bắt cá, chế biến nông lâm thủy sản ... phụ thuộc chặt chẽ vào trữ lượng có khả năng khai thác của các nguồn tài nguyên. Chẳng hạn cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp phụ thuộc vào đất đai và khí hậu của từng vùng. Sự giàu có và phong phú nguồn tài nguyên của nước Nga, Mỹ ... thể hiện ở cơ cấu đa ngành và hầu như tấ cả các ngành đều được phát triển.
Tạo vốn cho thuê khai thác xuất khẩu và thu hút FDI nước ngoài.
Sự giàu có về tài nguyên cho phép các quốc gia tăng trưởng ổn định, thông qua việc xuất khẩu tài nguyên có thể khắc phục được một phần những khó khăn như: thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ ... còn các quốc gia nghèo tài nguyên, sản xuất phụ thuộc vào nguyên nhiên liệu nhập khẩu, một mặt phải chi một phần đáng kể vốn tài chính cho việc nhập khẩu này, mặt khác khi có biến động về giá cả hoặc khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng thế giới thì nền kinh tế phải gánh chịu những chấn động to lớn thậm chí rơi vào tình trạng suy thoái khủng hoảng.
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên càng giảm khi KHCN phát triển, phương pháp khai thác, cách thức sử dụng hiệu quả cũng là đối tượng cạnh tranh giữa các quốc gia.
Trong nền kinh tế thế giới dưới tác động của KHCN, sự thiếu hụt nguồn lực này có thể bù đắp bổ sung bằng nguồn lực khác. Điều đó cho phép những nước đang phát triển có nguồn tài nguyên quí hiếm giàu có thì có thể sử dụng như một lợi thế để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, KHCN, ... bằng cách xuất khẩu nguồn tài nguyên đó. Những quốc gia giàu có như Mỹ, Nga, Canada, Úc ... nhờ giàu có về tài nguyên thiên nhiên mà rút ngắn được quá trình tích lũy vốn, khắc phục được khó khăn mà những nước nghèo không dễ gì vượt qua. Nhờ có xuất khẩu dầu mà một số nước như: Iran, Irac, Libi, Brunay ... có thu nhập bình quân đầu người rất cao. Đây là phương thức phổ biến mà các nước đang phát triển sử dụng để tăng trưởng phát triển kinh tế.
Tuy nhiên giàu có về tài nguyên không phải là điều kiện duy nhất để phát triển kinh tế. Thực tiễn đã chứng minh điều đó. Cũng nhờ khả năng thay thế giữa các nguồn lực, các nước nghèo tài nguyên mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng vẫn có thể tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhật Bản là một ví dụ điển hình, là một nước nghèo tài nguyên, lại thua trận và bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng nhờ có chính sách phát triển đúng đắn, phát huy được nhân tố khách quan và chủ quan thuận lợi ... đến những năm 70 của thế kỷ này Nhật đã tạo ra sự phát triển kinh tế thần kỳ và trở thành cường quốc đứng thứ 2 về kinh tế.
Tóm lại: Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định.
Thế giới:
- Lấy ngày 22/4 hằng năm làm ngày trái đất. Năm nay ngoài những hoạt động như những năm trước (trồng cây, dọn rác) còn có những hoạt động cụ thể như: Nói không với túi nilon tại các siêu thị lớn Mỹ, Trung Quốc; ở Trung Quốc tổ chức cuộc đua xe đạp nhằm kêu gọi mọi người đi xe đạp (nước có lượng xe oto nhiều trên thế giới), ở Philipin thực hiện chương trình tái chế và phân loại rác thải (biến biển hiệu quảng cáo thành các túi đựng đồ).
- Trước tình trạng năng lượng ngày càng cạn kiệt đi ngoài việc tìm ra nguồn năng lượng mới để thay thế, thế giới đã thực hiện chương trình tiết kiệm điện ở vài nước cụ thể là giờ trái đất: khoảng 8h tối tất cả các bóng điện trên đường phố đều tắt hết.
4. Biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Điều tra thăm dò đánh giá tài nguyên.
Chương trình nghị sự 21
9/2000 cùng với 189 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các quốc gia thành viên LHQ: Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu Tuyên bố Thiên niên kỷ hay là chương trình Nghị sự 21 (MDG).
MDG có 08 mục tiêu cụ thể:
1) Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực
2) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
3) Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ
4) Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em
5) Tăng cường sức khỏe bà mẹ
6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác
7) Bảo đảm bền vững về môi trường
8) Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển
Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 153/2004/QĐTTG về định hướng chiến lược tăng trưởng bền vững ở Việt Nam. Tháng 9/2005 đã Quyết định thành lập Hội đồng quốc gia về tăng trưởng bền vững.
+ Cần có căn cứ khoa học chính xác trong xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch cho phát triển xây dựng kinh tế đất nước.
+ Cần phải có thông tin đồng bộ đầy đủ chính xác về tài nguyên.
- Quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên phải tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao hiệu quả lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo luật định.
5. Tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. ( 221-223)

- Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh tế, xã hội. Thực hiện tốt chương trình Nghị sự 21.

- Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi hủy hoại môi trường hoặc gây ô nhiểm môi trường, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp, cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt tập trung khắc phục nạn cháy rừng, ô nhiểm ở các lưu vực sông, các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nơi có đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế.

- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường bảo đảm phát triển bền vững.

- Tăng cường quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản và các hệ sinh thái đã bị xâm phạm, bảo đảm cân bằng sinh thái.

- Nhà nước tăng cường đầu tư và đổi mới chính sách thu hút đầu tư của xã hội vào lĩnh vực môi trường. Trước hết là các hoạt động thu gom xử lý và tái chế chất thải. Phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiểm môi trường.

- Hoàn chỉnh pháp luật, tăng cường quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội đối với việc phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện nguyên tắc người gây ra ô nhiểm phải xử lý ô nhiểm hoặc phải trả chi phí cho việc gây ô nhiểm.

- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng – thủy văn; chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên; chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

IV. NGUỒN NHÂN LỰC
1. Các khái niệm:

a) Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của một quốc gia là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động.
Như vậy, nguồn nhân lực được xem xét trên cả hai phương diện: số lượng và chất lượng.
Về số lượng: đó là tổng số người trong độ tuổi làm việc theo qui định của pháp luật.
Theo luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam độ tuổi lao động được quy định: 15-55 tuổi đối với nữ; 15-60 tuổi đối với nam.
Về chất lượng: Là phải có khả năng lao động (phải có một thể lực và trí lực phát triển bình thường).
Lực lượng lao động: bao gồm những người trong độ tuổi lao động có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc khi có việc làm (sẵn sàng làm việc dù không có khả năng).
b) Nguồn lao động: bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang tham gia vào làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm.
Những người được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không thuộc nguồn lao động là những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm, những người làm công việc nội trợ và những người đang đi học.
Nguồn lao động = nguồn nhân lực – (những người không tích cực tìm việc + những người nội trợ + những người đang đi học) = những người đang làm việc + những người thất nghiệp
Như vậy, thất nghiệp là nguồn lao động chưa được sử dụng hết. Có hai loại thất nghiệp: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp bắt buộc:
Thất nghiệp tự nguyện: là những người tìm được việc làm nhưng không làm việc vì tiền công thấp, vì thời gian khắt khe, vì không đúng chuyên môn nghiệp vụ, vì không đúng sở thích, không đúng nguyện vọng ...
Thất nghiệp bắt buộc: là những người muốn tìm việc nhưng không tìm được việc làm.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động.

a) Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến số lượng lao động

- Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số và tháp tuổi.
Đây là vấn đề cơ bản của nguồn lao động vì quy mô dân số và cơ cấu dân số quyết định quy mô lao động, tất cả những yếu tố liên quan đến dân số đều ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lao động; nếu quy luật dân số về cơ bản là quy luật văn hóa-xã hội thì rõ ràng cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, lao động trở thành yếu tố ngày càng khan hiếm (cả theo nghĩa tuyệt đối và tương đối).
- Quy định của pháp luật về độ tuổi làm việc.
Theo luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam độ tuổi lao động được quy định: 15-55 tuổi đối với nữ; 15-60 tuổi đối với nam, nếu biên độ tuổi lao động được mở rộng hay thu hep thì nguồn lao động sẽ tăng lên hay thu hẹp một cách tương ứng.
- Thu nhập, đời sống tập quán.
Tiền lương sẽ ảnh hưởng đến số người tham gia lao động. Chính phủ quy định tiền lương tối thiểu cho từng loại lao động:
+ Cơ quan Nhà nước: 540.000đ... ?
+ Lao động làm việc trong các xí nghiệp nước ngoài, tùy theo mỗi doanh nghiệp sẽ có mức lương khác nhau ... ?
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động.
Chất lượng lao động biểu hiện tập trung ở năng lực của người lao động (năng suất lao động) có các nhân tố sau:
Nhân tố ảnh hưởng đến thể chất: di truyền, thu nhập, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, y tế, môi trường.
Nhân tố ảnh hưởng đến trình độ văn hóa, nghề nghiệp: giáo dục và đào tạo, trình độ khoa học và công nghệ, cơ chế quản lý, chính sách tiền lương và thu nhập.
Nhân tố ảnh hưởng đến thói quen và thái độ lao động: truyền thống, tập quán, trình độ phát triển kinh tế, quản lý, tập quán, tiền lương.
Trong những tháng gần đây đầu 2008 đã xảy ra tình trạng cán bộ công chức Nhà nước giỏi bỏ làm Nhà nước ra làm ở các công ty tư nhân, nhất là ở các thành phố lớn khi mà ở đó tiền lương, điều kiện lao động, môi trường làm việc ... được cho là thoáng hơn trong môi trường hành chính nhà nước.
Nguyên nhân theo một số tờ báo có uy tín (tuổi trẻ, tiền phong, nhân dân):
+ Tiền lương thấp trong khi đó lạm phát tăng quá nhanh, quá cao (không đủ nuôi sống, không có tiết kiệm-ngược lại tư nhân lại trả lương rất cao, gấp 2-3 lần).
+ Điều kiện làm việc không đáp ứng, khả năng tiến thân lại phụ thuộc nhiều yếu tố không thuộc về năng lực chuyên môn (bộ máy quản lý ỳ ạch, nguyên tắc, làm việc theo kiểu gia đình ... ).
+ Chế độ đãi ngộ tốt hơn (vay để mua nhà, mua xe ... ).
Theo Báo Quảng Nam:
Nghịch lý là cán bộ cấp xã, phường, thị trấn rất “sợ lên chức” do chế độ tiền lương bất cập. Theo TTLT số 01/2005 hiện nay chức danh Bí thứ Đảng ủy chỉ xếp 2 bậc, bậc 1 hệ số 2,35 bậc 2 hệ số 2,85; còn Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND bậc 1 hệ số 2,15, bậc 2 hệ số 2,65 nhưng bậc 2 là bậc hết khung dù họ có công tác nhiều năm. Nghịch lý là ở chỗ nếu cùng chuyên môn hệ số trung cấp xuất phát điểm là 1,86 và cứ 2 năm lên 1 bậc lương với mức tăng 0,2 mà nếu tăng lên bậc 12 hệ số 4,06. Như vậy, các nhân viên dưới quyền cần 8 năm là có hệ số 2,66 vượt lương thủ trưởng có cống hiến hàng chục năm mà vẫn dậm chân tại chỗ với mức khung 2,65. Nhưng như vậy, nếu lên chức thì họ sẽ bị giảm thu nhập.
3. Vai trò của lao động đối với quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế.
Lịch sử loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lực lượng lao động đối với phát triển kinh tế. Ngày nay nhiều quốc gia có tài nguyên giàu có nhưng trình độ dân trí thấp, thiếu công nhân kỹ thuật cán bộ khoa học công nghệ và lãnh đạo quản lý giỏi thì kinh tế vẫn trì trệ, đời sống nhân dân vẫn thấp kém. Ngược lại nhiều quốc gia nghèo tài nguyên nhưng có nguồn lực lao động chất lượng cao vẫn có thể đạt được sự phát triển diệu kỳ.
Ở nước ta Đảng khẳng định con người là yếu tố trọng tâm là mục tiêu là động lực của sự phát triển và chăm lo phát triển nguồn nhân lực là giải pháp cơ bản để xây dựng thành công thành một nước công nghiệp hiện đại. Có thể thấy vai trò của nguồn nhân lực ở khía cạnh sau
- Lao động là một bộ phận trong các yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế.

- Lao động là yếu tố quyết định về trình độ khai thác, sử dụng, bảo vệ, tái tạo, bảo vệ các nguồn lực khác ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.












Vài nét về nguồn lao động nước ta



Là một bộ phận của dân số, nguồn lao động nước ta hiện nay tiếp nhận được những truyền thống, tinh hoa của dân tộc Việt Nam như: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tính cần cù, thông minh, chịu khó, ... thêm vào đó lao động nước ta có đặc điểm trẻ từ 18-34 tuổi chiếm khoảng 25% lực lượng lao động), dồi dào, khả năng tiếp thu nhanh, dễ đào tạo. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, giáo dục, đào tạo, ... nên nguồn lao động nước ta hiện nay có nhiều điểm hạn chế. Những hạn chế đó thể hiện:
- Nguồn lao động tăng nhanh: hiện nay tốc độ tăng dân số hằng năm chỉ còn dưới 1,5% nhưng tỉ lệ lao động vẫn tăng 3% năm, tỉ lệ dân số trẻ cao nên những năm tới lao động nước ta vẫn tăng với tố độ lớn. Dự kiến đến 2010 dân số nước ta khoảng 89,5 triệu người (hiện nay dân số khoảng 85 triệu người) với khoảng 56,8 triệu lao động tăng 11 triệu so với năm 2000.
- Cơ cấu lao động chưa hợp lý hơn 70% lao động xã hội ở nông thôn với hơn 60% lao động làm nông nghiệp. Điều này thể hiện cả trong phân bổ lực lượng lao động theo ngành và theo vùng kinh tế: ở vùng đồng bằng Sông Hồng chiếm 23%, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,3%, vùng Đông Nam Bộ chiếm 14,7%, trong khi đó ở vùng Tây Bắc chỉ chiếm khoảng 3%, vùng Tây Nguyên chiếm 5,2% (thống kê nguồn lao động 2001).
- Thu nhập đời sống của người lao động còn thấp: chính sách tiền lương đã được cải tiến nhiều lần nhưng so với năng suất, hiệu quả lao động và do chính bản thân chính sách tiền lương, thu nhập chưa hợp lý nên thu nhập, đời sống của đa số người lao động vẫn còn rất khó khăn. Trong hơn 10 năm gần đây thu nhập bình quân dân cư nước ta tăng khoảng 3 lần, nhưng tính đến năm 1999 thu nhập bình quân của 1 người trong 1 tháng của các nước mới đạt 295.000đ, trong đó ở thành thị là 835.500đ, ở nông thôn là 225.000đ (thống kê 1999-2000). Số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp còn cao: trong những năm đổi mới cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nên hằng năm đã tạo ra một triệu việc làm mới. Nhưng những năm gần đây tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn đang ở mức cao, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 1994-1996 giảm bình quân mỗi năm là 0,4% nhưng đến năm 1997 so với năm 1996 tăng lên thêm 0,3%, năm 1998 so với năm 1997 tăng thêm 0,84%, đến năm 2000 thất nghiệp ở thành thị là 6,44% và tỉ lệ sử dụng thời lao động nông thôn mới đạt 73,86%.
Trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, cơ cấu và chất lượng đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của phát triển nền kinh tế trong điều kiện mở cửa hội nhập, đến năm 2002 mới có 25% lao động qua đào tạo, trong đó 15,5% được đào tạo nghề; thiếu nghiêm trọng lao động trình độ cao, phạm vi kỷ năng đào tạo rất hẹp chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, trình độ tổ chức lao động còn thấp, phong cách lao động công nghiệp không cao, tính tự chủ, khẳ năng làm việc theo nhóm còn hạn chế.
Đào tạo không hợp lý:
+ Quy mô đào tạo cấp bậc trình độ ĐH, CĐ tăng quá nhanh (9,35% năm thời kỳ 2001-2005) nhưng không tương ứng với điều kiện cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy ... nên không đạt yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng và cơ cấu về ĐH, CĐ, Nghề.
+ Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề cũng bất hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế:
Các ngành kỹ thuật – công nghệ, nông – lâm – ngư chiếm tỉ trọng thấp.
Các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao.
Số lượng kỹ sư thiếu(so với dân số):
Ở Anh: 136/1.000; Thụy Điển: 115/1.000; Nhật Bản 100/1.000; còn ở ta 1,32/1.000 dân.
Các ngành dịch vụ cao cấp, Ngân hàng, du lịch, bán hàng, quản lý rơi vào tình trạng thiếu phải đi thuê nước ngoài.
Lao động xuất khẩu có tăng về số lượng song chất lượng thấp, chuyên môn kỹ thuật chưa cao, thiếu ý thức tổ chức kỹ thuật, thiếu ý thức xã hội và luật pháp ở nước sở tại, tác phong làm việc yếu kém, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp yếu.
Lực lượng lao động nước ta tuy có số lượng lớn (năm 2006 là 45,6 triệu) song chất lượng thấp.
Phần lớn lao động chưa qua đào tạo (70%).
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp khoảng 20%.
Năm 2005 số người có trình độ ĐH và CĐ trở lên là 2,4 triệu người chiếm 5,5% lực lượng lao động xã hội nhưng kém.
Cả nước có 6,5 triệu công nhân kỹ thuật thì có: 4,7 triệu chưa có bằng cấp; 1,6 triệu có chứng chỉ; 430.000 sơ cấp).
Hiện nay công nhân kỹ thuật lành nghề còn rất thiếu, trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, kỹ thuật, điện tử, điện, hóa chất), các khu công nghiệp.
Một bộ phận lao động trẻ chưa được đào tạo hoặc còn hạn chế về mặt hình thức và kỹ năng: 78% thanh niên ở nhóm tuổi 20-24 chưa được đào tạo nghề để tham gia thị trường lao động.
Năm 2005 tỉ lệ tham gia đào tạo nghề các loại trong tổng lao động trogn độ tuổi là 20-25% (tỉ lệ này là 80-90% ở các nước phát triển). Lao động trình độ cao thiếu nhiều nhất trong lĩnh vực KH, CN, QLDN, chuyên gia kỹ thuật.
Nguồn nhân lực: người bước vào tuổi lao động có khả năng lao động.
Nguồn lao động:
+ Người lao động bước vào tuổi LĐ
+ Có khẳ năng lao động
+ Đang tham gia lao động
Nguồn lao động: trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẵn sàng lao động.
Thực trạng nguồn lao động Việt Nam: hơn 50% nguồn nhân lực (1 năm có hơn 1 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động).
Thành tựu:
+ Qua 7 năm (2001-2007) cả nước đã tạo việc làm cho 10,85 triệu lao động, giai đoạn 2001-2005 là 7,5 triệu lao động (tăng 25% so với giai đoạn 1996-2000) riêng năm 2006 là 1,68 triệu lao động (tạo việc làm thông qua quỹ quốc gia là 2,37 triệu lao động, thông qua chương trình phát triển kinh tế xã hội là 8 triệu LĐ và xuất khẩu lao động theo hợp đồng là 456 ngàn lao động).
+ Tỉ lệ thất nghiệp giảm dần:
Năm 2001 là 6,28%
Năm 2006 là 5,1%
+ Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực.
Năm 2001:
Nông-Lâm-Ngư nghiệp: 62,7%
Thương mại-Dịch vụ: 22,8%
Công ghiệp-Xây dựng: 14,5%
Năm 2006:
Nông-Lâm-Ngư nghiệp: 55,7%%
Thương mại-Dịch vụ: 25,2%%
Công ghiệp-Xây dựng: 19,1%
+ Chất lượng lao động được nâng lên thể hiện ở số lượng lao động đã qua đào tạo và đào tạo nghề.
Trình độ học vấn phổ thông của lao động trong độ tuổi lao động ngày càng đươc nâng cao: đến năm 2006 khoảng 26,85% lao động từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở và 23,46 tốt nghiệp trung học cơ sở.
+ Lao động đã qua đào tạo nghề tăng: từ 2001-2006 đã dạy nghề cho 6,6 triệu người (tăng bình quân 6,5% năm). Trong đó đã dạy nghề dài hạn cho 1,14 triệu người (tăng 15,5%/năm).
+ Lực lượng lao động xã hội qua đào tạo năm 2006 đạt 31,5%. Trong đó có 20% đã qua đào tạo nghề.
Năm 2001 là 13,4%.
Chất lượng lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
4. Biện pháp phát triển nguồn lao động nước ta:

- Biện pháp phát triển chất lượng lao động.

+ Phát triển giáo dục đào tạo bằng cách nâng cơ sở vật chất, trường lớp, nâng chất lượng số lượng giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa xôi, hải đảo.

+ Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, đại học, cao đẳng và dạy nghề cho phù hợp.

+ Chú trọng đãi ngộ lao động kỹ thuật cao.

+ Có chính sách phù hợp và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho các hình thức đào tạo.

- Biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm phát triển kinh tế.

+ Giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm mới và tăng thời gian lao động ở nông thôn.

+ Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế.

+ Tạo điều kiện và phát triển hỗ trợ lao động dịch vụ ở vùng ven đô thị và vùng đất ít.

+ Tìm thị trường và chấn chỉnh hệ thống quản lý về xuất khẩu lao động.

+ Thực hiện biện pháp về kế hoạch hóa chất lượng dân số.

+ Tạo lập và tăng cường quản lý Nhà nước về thị trường lao động.

Giải pháp phát huy các nguồn lực theo quan điểm của Đại hội X của Đảng:
1) Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp.
2) Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước.